Trình tự Xét xử động vật

Xuất hiện từ năm 824 tới giữa thế kỷ XVIII, những phiên tòa xét xử loài vật như trên không phải cảnh tượng hiếm gặp tại châu Âu với ít nhất 85 phiên tòa xét xử động vật diễn ra trong thời Trung cổ. Những phiên tòa xét xử động vật được tổ chức công khai và có cả hội đồng xét xử. Thẩm quyền xét xử của tòa án tùy vào bị cáo. Các động vật được đưa ra xét xử hầu như là những con vật đã được thuần hóa (thường là lợn, nhưng cũng có thể là bò đực, ngựa và bò cái) hoặc động vật gây hại như chuộtsâu mọt. Thống kê cho thấy, loài động vật phạm tội và bị đưa ra xét xử nhiều nhất là lợn, những con lợn thường bị buộc tội vì tấn công người, thậm chí là ăn thịt trẻ em hay một số bộ phận cơ thể người, điển hình là sự việc diễn ra năm 1386 khi một con lợn ở Pháp bị xử tử vì tội giết người.

Phiên tòa xét xử một con lợn

Tội phạm do vật nuôi (như chó, lợn, bò) gây ra sẽ được xét xử tại tòa án phi tôn giáo vì chúng phục dịch con người, có thể bị bắt giữ, xét xử, kết án, và xử tử (thường bằng cách treo cổ hoặc thiêu sống). Tội phạm do loài gặm nhấm (như chuột) hoặc sâu bọ (như châu chấu, mọt ngũ cốc) sẽ do tòa án Giáo hội truy cứu vì chúng không thuộc quyền kiểm soát của con người, chỉ có quyền năng của giáo hội mới có thể can thiệp và ngăn chặn chúng gây hại cho mùa màng. Nếu một con vật nuôi bị nghi ngờ phạm tội nghiêm trọng thì đều sẽ bị đưa ra xét xử. Nếu bị kết tội, giới tăng lữ sẽ áp lệnh rút phép thông công hoặc lời nguyền, được cho là khiến con vật bị đẩy lùi hoặc chết. Nếu bị kết án, thông thường một con vật sẽ bị hành quyết hoặc bị đày ải. Đa số những con lợn phạm tội nghiêm trọng như trên đều đối mặt với bản án nghiêm khắc là tử hình, chúng thường bị treo cổ đến chết hoặc buộc chặt vào cọc rồi thiêu sống.

Bên cạnh tử hình hoặc nguyền rủa, các tòa án cũng có những hình thức xử lý nhẹ hơn, ví dụ như chuột có thể được gửi thư nhắc nhở nhẹ nhàng, lợn bị tuyên treo cổ nhưng được giảm án xuống chỉ còn bị gõ vào đầu. Bản án của tòa cấp dưới đôi khi được kháng cáo lên tòa cấp trên hoặc xin ân giảm từ Công tước (người đứng đầu một phương, chỉ dưới vua). Nếu thành công, hình phạt có thể được bãi bỏ hoặc giảm nhẹ. Dù đa số các con vật bị đưa ra xét xử đều bị kết tội, số phiên tòa mà bị cáo được tuyên vô tội cũng không phải hiếm gặp như năm 1587, bầy mọt ngũ cốc bị cáo buộc phá hoại vườn nho ở xã St. Julien của Pháp song đã thoát tội vì được cho là chỉ đang thực hiện quyền ăn uống hợp với lẽ tự nhiên. Vào năm 1750, một con lừa cái đã được tha bổng vì tội thú tính do những người chứng kiến biện hộ rằng nó có đức tính tốt và hành vi tốt trong khi người đồng phạm của nó bị kết án tử hình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xét xử động vật http://www.animallaw.info/journals/jo_pdf/lralvol9... http://www.animalsandsociety.org/assets/library/27... //dx.doi.org/10.1093%2Fpast%2F110.1.6 http://www.humphrey.org.uk/papers/2002Bugs&Beasts.... http://bongdaplus.vn/tin-tuc/bong-da-cuoc-song/bie... https://books.google.com/books?id=AFL7O5nj0bUC&pg=... https://vnexpress.net/nhung-phien-toa-nguoc-doi-ph... https://web.archive.org/web/20070629062204/http://... https://web.archive.org/web/20110610163342/http://... https://web.archive.org/web/20110727122106/http://...